Xin chào các bạn hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn về Cấu trúc của một chương trình Pascal.
Đa phần các chương trình Pascal đều có :
[Phần khai báo]
<Phần thân chương trình>
Một số khái niệm cần nắm :
- Khái niệm:
Tên : Mọi đối tượng đều phải có tên. Bao gồm tên dành riêng (program, ver, begin, end...) & tên chuẩn (integer, real...).
Hằng: Là đại lượng có giá trị thay đổi. Người ta thường khai báo hằng khi phải lặp lại giá trị hằng nhiều lần.
Biến: Là đại lượng lưu trữ giá trị, có thể thay đổi.
- Write và Read:
Lệnh write giúp hiện một dòng chữ ra màn hình. Vd khi viết write('Hello word'); sẽ hiện ra màn hình chương trình dòng chữ Hello word.
Read đọc giá trị được khi vào. Vd khi viêt read(a); (a là 1 biến) sẽ hiện ra màn hình vị trí nhập giá trị vào.
- Phép toán: Ta có bảng sau:
- Câu lệnh gán: <tên biến>:=<tên biểu thức>;
Vd: n:=10;
Có thể hiểu nôm na rằng sau câu lẹnh, giá trị của n là 10.
Có 2 loại chương trình, một là có chương trình con, 2 là không có chương trình con. Thực ra 2 loại này cũng tương tự như nhau.
Dưới đây là cụ thể. Lời chú giải từng phần được đặt trong (* *) hoặc { }
(* Phần khai báo dữ liệu *)
Program ...; {Khai báo tên chương trình. Tên chương trình được đặt theo quy tắc đặt tên. Đây là phần khai báo không bắt buộc}
Const …; {Khai báo hằng: Sử dụng cho những giá trị hằng số xuất hiện nhiều lần trong chương trình}
Users ...; {Khai báo thư viện: Cung cấp các chương trình có sẵn}
Var …; {Khai báo biến}
(* Thân chương trình chính *)
Begin
… {Các lệnh được viết ở đây}
End.
Program Dien_tich_HT;
const pi=3.14;
uses crt;
var R,S: Integer;
begin
clrscr;
writeln('Nhập bán kính:');readln(r);
S:=R*R*pi;
write('Dien tich hinh tron la: ',S:8:3,'m2');
readln
end.